Sẽ không khó để bạn bắt gặp những tin đăng tuyển dụng idol Tiktok như thế này:
Tuy nhiên đó chỉ là các thợ idol bình thường, còn các idol thuộc hàng top khủng, họ thực sự lợi nhuận thu về được bao nhiêu. Hãy cùng kiemtienspeed.com tìm hiểu nhé.
1. Idol tiktok là gì?
Hiểu ngắn gọn thì Cụm từ Idol tik tok dùng để chỉ những nghệ sĩ hay bạn trẻ có sức ảnh hưởng và trở nên nổi tiếng từ mạng xã hội này. Những Idol Tik Tok thường có số lượng người follow cực kỳ cao cũng như có sức ảnh hưởng lớn trên Tik Tok.
Đa phần các idol tiktok đều rất master hoặc chí ít cũng hiểu rất sâu trong lĩnh vực của họ đang làm content và các video họ đang theo đuổi. Và nhất định phải có năng khiếu nổi bật ở một mảng gì đó, điều đó mới giúp họ thu nạp một lượng fan trung thành lớn.
2. Các nguồn thu của một Vip Tiktoker
Thứ nhất: Thu nhập từ Affiliate marketing
Xét ví dụ về "KOL ecomobi" kênh tiktok là Thuyngareview mới chạm mốc rank Platinum KOL, hưởng bonus com 7% và cơ chế tạm ứng thanh toán 50%.
Các bạn nhìn hình có thể thấy tổng hoa hồng tháng 2 là 20tr nhưng thật ra 50% trong số đó là 3 video Skincare Routine gánh tạ và đều do chủ kênh tự thích làm vì đam mê hết chứ không do bên nào booking hết.
Một ví dụ khác: Bạn có thể xem kênh tiktok Anh mèo tên Sâu, video “Chiếc ổ lành” đạt 2tr3 view đã mang về lượt cookies, đơn hàng cực lớn cho chủ thớt khi user quan tâm vào check sản phẩm “Ổ kiêm cào móng quả cam, bồn tắm cào móng cho mèo”.
Hoặc một ví dụ điển hình khác là Lâm Thùy Lam (lamy_lam), mảng thời trang - hồi đó follow kênh chỉ tầm 85k. Điểm thành công đó là bạn ấy đạt được về thu nhập affiliate hơn tất thảy các kênh tiktok hàng trăm đến triệu follow khác.
Thứ hai: Đăng bài có trả phí
Trong ngành gọi là booking tức là: Tiktoker đăng video quảng bá nội dung do brand yêu cầu và trả phí + nghiệm thu và thông số video + ko cam kết hoặc cam kết (có thể là view, comment, click đổ về link sản phẩm của brand đặt trên landing page).
Các luồng booking mà một KOL có thể nhận được:
- Các brand vừa và nhỏ có shop mall trên sàn TMĐT: Liên hệ trực tiếp tiktoker + deal cọc từ 30% - 50% giá trị hợp đồng. Sau khi air bài và nghiệm thu link thì thanh toán nốt phần còn lại. Có thể tài trợ hoặc ko tài trợ sản phẩm review tùy vào giá trị của sample cần quảng bá. Tiền trao cháo múc, ko có bonus commission từ bán hàng.
- Brand không có shop mall trên sàn TMĐT (quán ăn, nhà hàng, khách sạn, thẩm mỹ viện, spa…): Trực tiếp đến review dịch vụ và lên kịch bản video. Brand liên hệ trực tiếp với KOL hoặc thông qua quản lý hoặc làm việc thông qua 1 agency trung gian chuyên về booking KOL nếu brand đó muốn book 1 list KOLs nhất định có sở hữu tệp khách hàng mục tiêu.
Một số case điển hình có thể nhắc tới như: Tun Phạm, Việt Anh Pí Po, Khải Cà Khịa, A Lyy,...
- Direct brand thông qua network Affiliate (Ecomobi, Accesstrade…): Thông thường là các thương hiệu tầm cỡ, thường xuyên có các chiến dịch tài trợ sản phẩm mẫu, booking lên bài, thưởng thêm hoa hồng khi bán hàng thành công và có thể có bonus một khoản tiền mặt dựa trên doanh số bán cao. Ở đây, tiktok nhận camp từ support 1:1(Ecomobi) hoặc đăng ký ngay trên app (Accesstrade). Brand được phân làm 2 loại:
- Brand có gian hàng chính hãng trên các sàn TMĐT: Unilever, Malissa Kiss, Silky Girl, BOM, Bindi medimix, Sunhouse, L’oreal Paris, Omuse, Zenyum Sonic…
- Brand có website riêng không thông qua sàn: Coolmate, VP milk, Cỏ mềm,...
- Sàn TMĐT book trực tiếp: Tiki (chiến dịch Tiki connect cùng…); Shopee và Lazada thì hay book KOL lên video trên kênh tiktok official của họ thay vì đăng trên kênh của KOL, nhóm KOL được booking này còn bao gồm cả tệp tiktok giải trí, nhảy dolce nha => mục đích là truyền thông cho các chương trình sale trọng điểm hàng tháng, chương trình đặc biệt hướng tới end users.
- Brand đặc thù khác: Cái brand chủ động book tùy theo tệp khách hàng mục tiêu, ví dụ như dạng ứng dụng, tiện ích trên app store/play store: Zalopay, Momo, Baemin, Bigo live, Tinder, ecomobi SSP, Finhay…: Gần như là kiểu đại diện thương hiệu như Tiktoker Thái Độ Pr cho ứng dụng mạng xã hội ẩn danh Lit match chả hạn.
Hoặc các Brand Pr cho sự kiện cụ thể thường hướng đến tệp tiktoker là dancer có ảnh hưởng đến genZ: Ví dụ Nhật Minh Pr cho thử thách BEE Dance của Jollibee, sự kiện Vũ điệu kết nối thật của PhinDeli, sự kiện Tết no lo của Trà Olong Tea Plus; ....
- Đại sứ thương hiệu cho Brand: Cái này thì là book cứng và độc quyền. Tiền hoa hồng booking sẽ là một số tiền lớn, vài trăm triệu là bình thường. Ví dụ như: celeb Long Bé - em của Long Chun được mời làm đại diện hình ảnh thương hiệu của Kaffir Lime - Nhà hàng Thái hiện đại Long Biên.
Thứ ba: Thu nhập từ Tiktok
- Fan tặng Idol qua livestream trực tiếp hoặc qua comment ngay trên mỗi video Idol đăng
- Quà tặng của fan được chuyển đổi thành Kim cương trong ví ảo của Idol. 100 xu tương ứng với 50 Kim cương, tức là tỉ lệ chuyển đổi 50%, 50% còn lại tiktok xem như hoa hồng phí nền tảng. 100 Kim cương mang lại cho Idol 50 đô la. Tỷ giá này có thể thay đổi tùy theo chính sách của Tiktok.
Thứ tư: Thu nhập khác?
- Pass đồ: thường với Idol mảng fashion, Idol tự tạo tài khoản seller trên shopee => đặt các sản phẩm muốn pass lên và kêu gọi fan truy cập vào để mua nhanh kẻo hết.
- Give away: Quà lưu niệm cho fan thường là các sample trinh nguyên hoặc mới mở nắp test qua một lần, phục vụ review nên hầu như còn mới tinh tươm, thông thường là đồ skincare, makeup, nước hoa…
3. Kết luận:
Trên đây là một bài viết của mình về Thu nhập của các tiktoker vip như thế nào? Và nguồn thu của họ đến từ đâu? sẽ cho các bạn thấy được tổng quan về thu nhập và tiềm năng của tiktok - chúc các bạn thành công.